thuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israel

Khoa học - Công nghệ

(Cập nhật ngày: 14/2/2017)
 
Ảnh minh họa (Nguồn: ezlaw.vn)

Tương tự như Chương Môi trường của Hiệp định TPP, Chương Phát triển bền vững của Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) cũng có chung mục tiêu là thúc đẩy sự tương hỗ lẫn nhau giữa các chính sách về thương mại và môi trường và hướng tới việc tăng cường bảo vệ môi trường ở mức độ cao thông qua thực thi hiệu quả luật pháp trong nước về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Chương Phát triển bền vững cũng hướng đến mục tiêu tăng cường năng lực của các Bên để giải quyết các vấn đề về môi trường liên quan đến thương mại thông qua các giải pháp, trong đó có cả giải pháp mang tính hợp tác. Chương Phát triển bền vững bao gồm hai nội dung chính liên quan đến lao động và môi trường với 17 Điều khoản, trong đó mỗi Điều khoản được chia thành nhiều đoạn văn đề cập các vấn đề liên quan tới các cam kết, nghĩa vụ cụ thể khác nhau.

Các cam kết và nghĩa vụ về môi trường của Hiệp định EVFTA cũng có thể chia làm 5 nhóm: (1) Chính sách và các quy định pháp luật môi trường trong nước; (2) Cam kết quốc tế về môi trường;(3) Công khai, minh bạch; (4) Nghĩa vụ đối với một số lĩnh vực cụ thể về môi trường; và (5) Cơ chế tham vấn, giải quyết tranh chấp.


Nhóm 1. Chính sách và các quy định pháp luật môi trường trong nước

Các nghĩa vụ bao gồm việc đảm bảo đầy đủ luật pháp và chính sách môi trường, khuyến khích việc bảo vệ môi trường ở mức cao và tiếp tục nâng cao các mức độ bảo vệ môi trường; thực thi hiệu quả và nghiêm túc pháp luật về môi trường của mình mà không gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên; không được làm giảm nhẹ hiệu lực pháp lý của các đạo luật và quy định môi trường của mình nhằm khuyến khích thương mại hay đầu tư giữa các Bên, cụ thể:

- Đảm bảo thiết lập và duy trì hệ thống pháp luật và các quy định liên quan về bảo vệ môi trường đầy đủ theo tiêu chuẩn cao;

- Đảm bảo không làm giảm/suy yếu hiệu lực của pháp luật để nhằm khuyến khích thương mại và đầu tư.

 

Nhóm 2. Cam kết quốc tế về môi trường

Nhóm cam kết này bao gồm các nghĩa vụ cụ thể đối với các quốc gia thành viên như sau:

- Tái khẳng định việc thực thi hiệu quả các cam kết liên quan đến môi trường trong các Hiệp định đa phương liên quan đến môi trường (MEAs) mà các quốc gia là thành viên;

- Trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm liên quan đến việc thực thi và những sửa đổi về các chính sách trong nước liên quan đến các MEAs.

 

Nhóm 3. Công khai, minh bạch

Trong Chương Phát triển bền vững, nhóm các nghĩa vụ về công khai và minh bạch cũng được phân tán rải rác trong các Điều khoản và liên quan đến các nội dung khác nhau, nghĩa vụ bao gồm:

- Đảm bảo công khai và minh bạch quá trình xây dựng và thực thi pháp luật và các biện pháp liên quan đến bảo vệ môi trường có thể ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư; việc xây dựng pháp luật và các biện pháp bảo vệ môi trường cần phải được thông báo trước và cho phép các bên liên quan được tham gia đóng góp ý kiến;

- Đối thoại, trao đổi và chia sẻ thông tin liên quan đến quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách và quy định pháp luật về MEAs, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, lâm nghiệp (gỗ và các sản phẩm từ gỗ), thủy sản và tài nguyên biển;

- Đảm bảo sử dụng một cách thích hợp các thông tin và bằng chứng khoa học, các hướng dẫn và tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng và thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường.  

 

Nhóm 4. Nghĩa vụ đối với một số lĩnh vực cụ thể về môi trường

Cũng giống như Chương Môi trường của Hiệp định TPP, đây là những vấn đề có sự quan tâm lớn hơn của một số nước thành viên của EU. Những vấn đề được các nước đưa vào nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cả khối liên minh EU cũng như của các tổ chức chính trị - xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ, và các bên liên quan, các lĩnh vực và nghĩa vụ cụ thể liên quan đến môi trường của Chương Phát triển bền vững bao gồm:

+ Biến đổi khí hậu

Các nghĩa vụ liên quan đến biến đổi khí hậu của Chương Phát triển bền vững không mang tính ràng buộc cao, cụ thể:

- Tái khẳng định các cam kết nhằm thực thi Công ước khí hậu UNFCCC và Nghị định thư Kyoto;

- Đối thoại và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm liên quan đến các chính sách và biện pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, cụ thể là thông tin, kinh nghiệm về định giá phát thải, thương mại phát thải (ETS), giảm phát thải từ việc chống mất rừng và suy thoái rừng (REDD+), sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng tái tạo.

+ Đa dạng sinh học

Các nghĩa vụ liên quan đến đa dạng sinh học của Chương Phát triển bền vững bao gồm:

- Đảm bảo thực thi hiệu quả Công ước đa dạng sinh học (CBD), cụ thể là nghĩa vụ liên quan đến việc tiếp cận nguồn gien;

- Đảm bảo sử dụng bền vững nguồn gien và tăng cường việc chia sẻ công bằng lợi ích có được từ việc tiếp cận và sử dụng nguồn gien;

- Chia sẻ thông tin liên quan đến các chiến lược, chính sách, kế hoạch và chương trình hành động về các hoạt động bảo tồn đa đạng sinh học nói chung và nguồn gien nói riêng;

- Hợp tác thực thi hiệu quả các nghĩa vụ và cam kết trong Công ước CITES.

+ Thương mại và lâm nghiệp

Các nghĩa vụ liên quan đến thương mại và lâm nghiệp của Chương Phát triển bền vững bao gồm:

- Đảm bảo việc khai thác và thương mại bền vững rừng và các sản phẩm từ rừng, trong đó bao gồm cả việc tuân thủ Hiệp định đối tác thực thi Luật tuân thủ quản trị và thương mại về lâm nghiệp (FLEGT);

- Chia sẻ thông tin về việc quản lý việc khai thác và sử dụng bền vững sản phẩm gỗ tròn (Timber); bảo tồn và chống khai thác lâm nghiệp bất hợp pháp;

- Hợp tác khu vực và toàn cầu về bảo tồn và quản lý lâm nghiệp bền vững.

+ Tài nguyên biển và thủy sản

Các nghĩa vụ liên quan đến tài nguyên biển và thủy sản của Chương Phát triển bền vững bao gồm:

- Đảm bảo việc bảo tồn và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái biển; thúc đẩy việc nuôi trồng thủy sản bền vững;

- Tuân thủ các nghĩa vụ trong các khuôn khổ quốc tế về biển và đại dương, cụ thể như Công ước Luật biển (UNCLOS), Công ước về bảo tồn và quản lý các đàn cá di cư, Công ước của FAO liên quan đến tàu đánh bắt và các biện pháp cảng biển nhằm ngăn ngừa đánh bắt bất hợp pháp (IUU), và Bộ Quy tắc về trách nhiệm khi đánh bắt hải sản của FAO.

- Tham gia hợp tác với các tổ chức nghề cá của khu vực trong các hoạt động liên quan đến bảo tồn, quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên biển nói chung và nguồn lợi thủy, hải sản nói riêng;

- Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về các biện pháp quản lý bền vững nguồn tài nguyên biển và nguồn lợi hải sản.

Ngoài ra, Chương phát triển bền vững cũng đặt ra các nghĩa vụ cụ thể liên quan đến nội dung Hàng hóa và dịch vụ môi trường (EGS), các Cơ chế và sáng kiến tự nguyện về bảo vệ môi trường, và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Tuy nhiên, các nghĩa vụ liên quan đến những nội dung này không có tính ràng buộc cao, chủ yếu là nâng cao nhận thức, khuyến khích và khuyến nghị các bên áp dụng.

 

Nhóm 5. Cơ chế tham vấn, giải quyết tranh chấp

Đối với các vấn đề tranh chấp thương mại liên quan đến môi trường phát sinh trong quá trình thực hiện, Chương Phát triển bền vững của Hiệp định EVFTA chỉ thiết lập cơ chế tham vấn ở cấp chính phủ và giải quyết tranh chấp thông qua Ban chuyên gia (Panel of Experts) gồm 03 thành viên. Quy trình giải quyết tranh chấp thông qua các bước sau:

Bước 1: Tham vấn cấp chính phủ giữa hai hay nhiều thành viên nếu có tranh chấp phát sinh. Bên yêu cầu tham vấn có thể đề nghị Tiểu ban Thương mại và Phát triển bền vững họp để tìm giải pháp;

Bước 2: Thành lập Ban chuyên gia để giải quyết vấn đề phát sinh (nếu việc tham vấn chính phủ không thành công).

Bước 3: Ban chuyên gia xác định các vấn đề và đưa ra các quyết định về biện pháp giải quyết tranh chấp.

Chương Phát triển bền vững của Hiệp định EVFTA khác với Chương Môi trường của Hiệp định TPP ở điểm các nghĩa vụ của Chương Phát triển bền vững không chịu sự điều chỉnh của Chương giải quyết tranh chấp của Hiệp định EVFTA. Các tranh chấp thương mại liên quan đến môi trường phát sinh được giải quyết thông qua các quyết định của Ban chuyên gia được thành lập theo một quy trình riêng biệt và việc trừng phạt hay trả đũa về thương mại không được áp dụng như Hiệp định TPP.

Theo Bộ Tài nguyên và môi trường (www.monre.gov.vn)


banner cnsh 15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG - KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
Địa chỉ: Phòng 210, Số 171 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại
: Điện thoại: 04-3784-8517 (máy lẻ 210, 213) | Fax: 04-3784-8512
Thống kê truy cập
Số người trực tuyến: 9
Số người đã truy cập: 1991734