thuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanthuc tap dai loanđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUđăng ký tuyển sinh trực tuyến-PDUthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israelthuc tap sinh israel

Khoa học - Công nghệ

(Cập nhật ngày: 14/2/2017)
 

Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia đàm phán 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới. Trong các FTA “thế hệ mới” gần đây như Hiệp định TPP hay Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EU (EVFTA) thì nội dung môi trường hay phát triển bền vững là những nội dung không thể thiếu. Các nội dung này tập trung vào các vấn đề “nóng” và được nhiều quốc gia và quốc tế quan tâm hiện nay như vận chuyển và buôn bán trái phép động thực vật hoang dã xuyên biên giới, đa dạng sinh học, quản lý lâm nghiệp và thủy sản, biến đổi khí hậu… Các nội dung được đưa vào các FTA thế hệ mới tương đối giống nhau nhưng với các mức độ cam kết hay ràng buộc khác nhau.

Các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết

Trong những năm gần đây, thế giới đang được chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các FTA. Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và khu vực, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập quốc tế về kinh tế, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết nhiều FTA đa phương và song phương ở trong khu vực và quốc tế.

Ở phạm vi khu vực, Việt Nam đã tham gia và là thành viên của 6 FTA ASEAN. Đầu tiên, Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thiết lập bởi Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung từ năm 1996; mở rộng sang lĩnh vực đầu tư bởi Hiệp định khu vực đầu tư ASEAN (AIA) từ năm 1998 sau đó được thay thế bằng Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA). Sau đó, 05 Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand, Ấn Độ tiếp tục được thiết lập và thực hiện.

Ngoài việc ký kết và tham gia các FTA với tư cách là thành viên khối ASEAN thì FTA đầu tiên mà Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (2008), FTA Việt Nam - Chi Lê (2011), và FTA Việt Nam - Hàn Quốc (2015);

Ở phạm vi quốc tế, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO vào năm 2007. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, Việt Nam cũng đã tham gia đàm phán, ký kết nhiều FTA với các vùng, khu vực khác trên thế giới, điển hình như: Hiệp định TPP, với 12 nước thành viên bao gồm Brunei, Canada, Chi Lê, Hoa Kỳ, Malaysia, Mexico, Nhật Bản, New Zealand, Peru, Singapore, Úc và Việt Nam; FTA Việt Nam - Liên minh Châu Âu EU (EVFTA), bao gồm 28 quốc gia thành viên); Hiệp định khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), gồm 4 nước Cộng hòa Iceland; Công quốc Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ; Hiệp định VCUFTA gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan; Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Trong 12 FTA đã ký kết, có thể chia làm hai loại FTA thế hệ cũ và FTA thế hệ mới, trong đó 8 FTA “thế hệ cũ” bao gồm FTA Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Chi Lê, Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC, ASEAN - Úc – New Zealand, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Nhật Bản. Các FTA thế hệ cũ mà Việt Nam đã ký kết phần lớn tập trung vào các nghĩa vụ truyền thống như việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do đối với hàng hóa và dịch vụ. Đối với các FTA này, nội dung liên quan đến các vấn đề môi trường mới chỉ được đề cập mang tính khái quát chung. FTA ASEAN có quy định về việc vận chuyển sản phẩm hàng hóa nguy hiểm đến môi trường hoặc hợp tác liên quan đến môi trường.

Khác với những FTA truyền thống hay thế hệ cũ mà Việt Nam đã tham gia, những FTA thế hệ mới có phạm vi rộng hơn, nội dung vượt ra ngoài cam kết về thương mại, dịch vụ và đầu tư. Các nội dung của các FTA này bao gồm cả các nghĩa vụ mang tính pháp lý cho cả các lĩnh vực khác liên quan như môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ,… Các FTA này khi có hiệu lực sẽ tác động rất mạnh tới thể chế của các bên liên quan.

 

Hiệp định TPP và Hiệp định EVFTA: Bao trùm nhiều lĩnh vực liên quan đến môi trường với mức độ cam kết cao nhất

Đối với các FTA thế hệ mới Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán gần đây bao gồm WTO, Hiệp định TPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định VCUFTA và Hiệp định EFTA, nội dung môi trường hay phát triển bền vững bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan. Nhìn chung, các lĩnh vực liên quan đến môi trường hay phát triển bền vững được đề cập trong các FTA này tương đối giống nhau.

Trong WTO, chỉ có một nội dung duy nhất liên quan đến môi trường đó là dịch vụ môi trường, cụ thể là cam kết mở cửa thị trường đối với 05 loại dịch vụ môi trường.

Trong Hiệp định TPP, các nội dung/chủ đề liên quan đến “môi trường” được đưa vào thành những cam kết cụ thể bao gồm: Hiệp định đa phương về môi trường; Đa dạng sinh học và sinh vật ngoại lai; Bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã; Biến đổi khí hậu; Bảo vệ tầng ô-zôn; Bảo vệ (ngăn ngừa ô nhiễm) môi trường biển từ tàu biển; Đánh bắt hải sản; Hàng hóa và dịch vụ môi trường; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Cơ chế tự nguyện bảo vệ môi trường.

Trong Hiệp định EVFTA, các nội dung/chủ đề liên quan đến “phát triển bền vững” được đưa vào thành những cam kết cụ thể bao gồm: Hiệp định đa phương về môi trường; Đa dạng sinh học; Bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã; Biến đổi khí hậu; Lâm nghiệp và các sản phẩm lâm nghiệp; Tài nguyên biển và sản phẩm nuôi trồng thủy sản; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Nhãn sinh thái.

Trong Hiệp định VCUFTA và Hiệp định EFTA, các nội dung/chủ đề liên quan đến “phát triển bền vững” được đưa vào thành những cam kết cụ thể bao gồm: Thực thi các cam kết quốc tế (MEAs) về môi trường; Quản lý và bảo vệ rừng (lâm nghiệp); Bảo tồn đa dạng sinh học; Biến đổi khí hậu (năng lượng sạch, công nghệ ít phát thải, năng lượng tái tạo,…).

Có thể nhận thấy, trong các FTA này, các nội dung liên quan đến môi trường phát triển bền vững tập trung vào các vấn đề đang là chủ đề nóng và được nhiều quốc gia và quốc tế quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, các cam kết, nội dung này khác nhau ở mức độ chi tiết và ràng buộc.

Mức độ cam kết hay ràng buộc về môi trường trong các FTA tùy thuộc vào sự quan tâm của các nước thành viên Hiệp định. Một số nội dung có mức độ cam kết hay ràng buộc cao hơn các nội dung khác. Hai Hiệp định điển hình có mức độ ràng buộc cao là Hiệp định TPP và Hiệp định EVFTA. Đối với hai FTA này, các nội dung về bảo tồn, thủy sản và lâm nghiệp có sự quan tâm nhiều hơn và kèm theo đó là mức độ cam kết, ràng buộc của các nội dung này là rất cao.

Tuy nhiên, so sánh về tính phức tạp và mức độ cam kết, ràng buộc về môi trường thì Hiệp định TPP vẫn cao hơn so với Hiệp định EVFTA. Điều đáng chú ý và cần phải quan tâm hơn đối với Hiệp định TPP (khác so với Hiệp định EVFTA) đó là các nội dung cam kết về môi trường của Hiệp định TPP là đối tượng điều chỉnh của cơ chế giải quyết tranh chấp, có sử dụng chế tài (áp dụng các biện pháp trừng phạt hay trả đũa về thương mại) đối với các trường hợp vi phạm các cam kết và nghĩa vụ.

Kết luận, Hiệp định TPP và Hiệp định EVFTA là hai FTA điển hình, bao trùm nhiều lĩnh vực liên quan đến môi trường, mức độ cam kết đối với mỗi nội dung thuộc các lĩnh vực liên quan cao hơn so với các FTA khác. Do vậy, Hiệp định TPP và Hiệp định EVFTA sẽ được chọn làm FTA mô hình đại diện, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp thực thi và phối hợp, hợp tác giải quyết các vấn đề môi trường trong tất cả các FTA.



banner cnsh 15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG - KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
Địa chỉ: Phòng 210, Số 171 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại
: Điện thoại: 04-3784-8517 (máy lẻ 210, 213) | Fax: 04-3784-8512
Thống kê truy cập
Số người trực tuyến: 3
Số người đã truy cập: 2049872